Chuỗi giá trị và những hoạt động chính của doanh nghiệp

Chuỗi giá trị là những hoạt động giúp làm tăng giá trị của doanh nghiệp để thu về lợi nhuận. Chuỗi cung ứng là hoạt động kết nối của tất cả các hoạt động từ sản xuất tới khi hoàn thành sản phẩm, đưa tới tay người tiêu dùng. Vậy các hoạt động chính của doanh nghiệp gồm những gì và có chức năng ra sao?

Các hoạt động chính của doanh nghiệp và chức năng cốt lõi 

Để có thể cạnh tranh, doanh nghiệp cần mang giá trị riêng của mình. Doanh nghiệp thường đặt nhiều mối quan tâm vào hiệu quả hoạt động, chi phí. Các hoạt động này phần nào chỉ ra khả năng vượt trội so với các đối thủ mà doanh nghiệp không có. 

chuỗi giá trị

Cung ứng 

Hoạt động cung ứng của doanh nghiệp thường có hoạt động chính là dự trữ vật tư. Bên cạnh đó, thu thập dữ liệu cũng là một trong những hoạt động thuộc về mảng cung ứng. Một hoạt động và là chức năng cốt lõi của cung ứng là mua hàng. 

Trong phân tích về kinh tế, cung sản phẩm được biết là mối quan hệ có liên hệ trực tiếp với các yếu tố quy định. Nó được biểu thị bằng hàm hoặc đường cung của doanh nghiệp, ngành đó.

Sản xuất/vận hành 

Hoạt động của bộ phận sản xuất/vận hành bao gồm lắp ráp các sản phẩm. Ngoài ra, bộ phận này còn đảm nhiệm kiểm tra/ kiểm soát chất lượng cũng như đóng gói sản phẩm trước khi đưa tới tay người tiêu dùng.

Dự trữ và phân phối

Hoạt động chính của bộ phận dự trữ và phân phối là xử lý đơn đặt hàng, dự trữ sản phẩm trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó, bộ phận  này còn có nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo và phân phối các sản phẩm tới người tiêu dùng cũng như các bên liên quan.

Marketing và bán hàng

Trong bộ phận marketing và bán hàng có rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Marketing và bán hàng là đầu não để giúp sản phẩm được người dùng biết tới và mua hàng. Marketing có nhiệm vụ phát triển các kênh phân phối, xúc tiến, quảng cáo và PR các mặt hàng sản phẩm. 

Dịch vụ sau bán hàng

Cuối cùng là hoạt động chăm sóc khách hàng sau khi mua. Chức năng cốt lõi của dịch vụ sau bán hàng là lắp đặt, hỗ trợ khách hàng về sản phẩm. Dịch vụ sau bán hàng còn bao gồm giải quyết các khiếu nại và giải quyết giúp khách hàng mọi vấn đề liên quan tới sản phẩm đã mua. 

Các hoạt động phụ trợ

Ngoài các hoạt động chính trong doanh nghiệp còn có nhiều hoạt động phụ trợ khác với nhiều chức năng khác nhau. Trong số đó, hai hoạt động chính là hỗ trợ và quản lý hạ tầng giúp phát triển công nghệ, nguồn nhân lực và các hoạt động khác trong doanh nghiệp.

 

Chức năng hỗ trợ

Chức năng hỗ trợ đầu tiên là mua sắm và hậu cần. Hoạt động này liên quan trực tiếp tới các yếu tố đầu vào trong chuỗi giá trị. Việc mua sắm gồm nhiều nguyên vật liệu, các nguồn cung ứng cũng như thiết bị, máy móc, TSCĐ và dịch vụ thuê ngoài. Dù những hoạt động thu mua này liên kết chặt chẽ với các hoạt động khác nhưng chúng cũng tạo nên các giá trị của riêng mình giúp phát triển doanh nghiệp. 

Tiếp theo là nghiên cứu và phát triển. Mọi hoạt động tạo ra giá trị đóng góp vào công nghệ mới, quy trình hoạt động. Phát triển công nghệ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau tạo thành một sản phẩm và quy trình nhất định. Khi công nghệ phát triển, các ứng dụng vào khâu vận chuyển hay bán hàng đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.  

Nguồn nhân lực là chiến lược và quan trọng của doanh nghiệp. Quản trị nguồn nhân lực gồm các hoạt động liên quan tới tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, quản lý thực hiện công việc, phát triển tổ chức, hành chính nhân sự và vấn đề thu nhập của nhân viên. 

Quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp hỗ trợ cả các hoạt động cơ bản và bổ trợ. Mọi khâu sản xuất và phát triển của chuỗi giá trị đều có mặt của quản trị nguồn nhân lực. Hoạt động này ảnh hưởng tới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong nhiều khâu như kỹ năng, động lực, chi phí tuyển dụng, đào tạo. 

Chức năng hạ tầng quản lý

Hạ tầng quản lý bao gồm hạ tầng quản lý, tài chính, kế toán và các hệ thống quản lý thông tin về quản lý, pháp chế. Về hạ tầng quản lý, nhiệm vụ chính là quản trị và điều hành những chiến lược, kế hoạch để phát triển sản phẩm, doanh nghiệp. 

Hoạt động trong tài chính gồm thu xếp vốn, quản lý vốn và phân tích hiệu quả của tài chính. Kế toán có nhiệm vụ xây dựng và quản lý vận hành hệ thống kế toán, hạch toán, báo cáo và thống kê. Cuối cùng là về hệ thống pháp lý của doanh nghiệp, họ sẽ cần làm việc trực tiếp với các bên liên quan để tạo điều kiện tốt nhất cho mình. Khác với các hoạt động bổ trợ khác, các hoạt động quản lý hạ tầng hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị chứ không riêng bất cứ bộ phận nào.

Để tổ chức và vận hành một doanh nghiệp, bạn cần học hỏi cũng như am hiểu về nhiều thứ. Những hoạt động kể trên đây là những hoạt động chính mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có để quản lý, phát triển hoàn thiện nhất. Liên hệ Future Talent để được tư vấn xây dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh.

Bài viết cùng danh mục


No Img