Giỏi sản phẩm và có đủ nguồn vốn chưa đủ để giúp Startup thành công

Hệ sinh thái khởi nghiệp ở nước ta ngày càng được mở rộng cùng với sự hiện diện từ nhiều nhà đầu tư lớn. Nhờ vậy, các startup có cơ hội nhiều hơn để gây dựng thương hiệu bền vững cho mình. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại trong khi họ giỏi sản phẩm và đáp ứng đủ nguồn vốn. Cùng tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự sống còn của các startup qua bài viết sau:

1. Đặc điểm chung của các Startup?

Startup là giai đoạn đầu tiên của dự án kinh doanh được thành lập bởi một nhóm người có cùng mục tiêu về sản phẩm hay lĩnh vực nào đó. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đều có tham vọng đưa thương hiệu của mình phát triển thịnh vượng với những định hướng khác nhau. Song song đó, hầu hết ở họ đều có những đặc điểm chung sau:

Thứ nhất, ở những doanh nghiệp khởi nghiệp đều có sự đam mê với sản phẩm mà họ muốn theo đuổi. Họ là người nắm rõ sản phẩm để đề ra chiến lược phát triển chúng nhằm xây dựng được thương hiệu cá nhân của riêng mình mà không bị kìm hãm bởi bất kỳ tổ chức nào khác. 

Thứ hai, họ có khả năng về vốn trong giai đoạn đầu khởi nghiệp vì đó là yếu tố quan trọng để thành lập và duy trì dự án startup trong giai đoạn đầu. Nguồn vốn có thể từ cá nhân của người thành lập hoặc từ sự đóng góp của các thành viên cùng tham gia xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp. Hiện nay, nguồn vốn của các startup còn được huy động từ các nhà đầu tư, cộng đồng hoặc được tài trợ.

Thứ 3, đa số các ý tưởng khởi nghiệp bây giờ đều hướng đến mục đích vừa phát triển được đam mê vừa đem lại được giá trị ý nghĩa cho cộng đồng. Dù bước đi với bất kỳ lĩnh vực nào thì các Startup vẫn luôn ở trong trạng thái dám nghĩ, dám làm, không ngại đương đầu với thử thách.

khởi nghiệp
Hầu hết các Startup đều hướng đến lý tưởng cao đẹp

2. Tại sao có startup thành công, không ít startup thất bại. 

Với thực trạng hiện nay, không phải bất cứ Startup nào giỏi về sản phẩm và có nguồn vốn mạnh đều thành công. Cùng tìm hiểu lý do vì sao có những startup phát triển thịnh vượng nhưng vẫn có không ít Startup phải ngưng hoạt động từ những phân tích sau: 

2.1 Ý tưởng startup

Những Startup thành công thường có những ý tưởng khởi nghiệp thực tế với đời sống, độc quyền, nắm bắt được những điều đang thiếu ở thị trường và mang lại lợi ích cho cộng đồng. Ngược lại, những ý tưởng mơ hồ hoặc quá to lớn, đôi khi không hợp xu thế dẫn đến tình trạng doanh nghiệp chưa mang lại lợi nhuận đủ quảng bá và duy trì dự án thì cạn kiệt về nguồn vốn.

khởi nghiệp
Ý tưởng quyết định đến sự thành công hay thất bại khi khởi nghiệp

2.2 Nguồn vốn

Nguồn vốn là yếu tố sống còn của dự án khởi nghiệp. Họ cần có vốn để thành lập doanh nghiệp và thực tế hóa các ý tưởng. Ngân sách không đủ dẫn đến các giai đoạn hoạt động của các startup bị trì trệ từ đó phát sinh những rủi ro và bắt buộc họ phải đóng cửa.

Doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn mạnh có cơ hội cao trong xây dựng hệ thống nhân sự chất lượng, tiếp cận hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, tự tin phát triển thị trường cho đến kinh phí chi trả cho hoạt động quảng cáo. Nhờ thế, việc truyền thông cũng như chất lượng từ sản phẩm từ các Startup dễ dàng tiếp cận đến khách hàng mục tiêu hơn.

2.3 Khả năng quản trị

Hoạt động quản trị doanh nghiệp bao gồm quản lý nhân sự, tài chính, sản xuất để đảm bảo dự án hoạt động theo đúng kế hoạch đưa ra. Đa số các Startup có niềm đam mê và chăm chỉ tuy nhiên còn non yếu kinh nghiệm trong quản lý vận hành doanh nghiệp dẫn đến mắc phải nhiều sai lầm trong quá trình hoạt động. 

Startup thành công là phản ánh của việc đầu tư trong trao dồi và phát triển kỹ năng quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn khởi nghiệp để xây dựng  nền tảng vững mạnh. 

ý tưởng khởi nghiệp
Quản trị doanh nghiệp hiệu quả là cơ hội mang lại thành công cho Startup

2.4  Yếu tố may mắn 

May mắn trong khởi nghiệp thể hiện ở lúc mà bạn thực hiện ý tưởng đúng thời điểm cũng như được đồng hành cùng những cộng sự có năng lực và hiểu ý mình. Tuy nhiên, yếu tố này quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp chỉ khi họ thực sự phấn đấu, bền bỉ. Khi cơ hội đến lúc đủ chín, họ sẽ chớp thời cơ và phát triển được thương hiệu của mình.

Trong lúc đó, khi các startup chưa đủ tầm để tận dụng cơ hội đến thì xem như may mắn đã không mỉm cười với họ. Việc trông chờ vào yếu tố may mắn làm doanh nghiệp khởi nghiệp phát sinh những suy nghĩ lệch lạc, nguy cơ thất bại cao.

3. Vai trò của hệ thống quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp start up?

Hệ thống quản trị doanh nghiệp có thể hiểu là việc hoạch định nguồn nhân sự cho đến điều hành thực hiện quy tắc, chiến lược, mục tiêu kinh doanh cùng tất cả hoạt động liên quan. Tầm quan trọng của hệ thống này thể hiện thông qua những điều dưới đây:

3.1 Định lượng hóa chiến lược và mục tiêu

Những chiến lược và mục tiêu soạn thảo trong dự án startup khi đưa vào thực tiễn sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố đặc biệt là thị trường. Hệ thống quản trị doanh nghiệp có vai trò phân tích và đánh giá hiệu quả từ kế hoạch kết hợp với thực tiễn từ đó định lượng phương án thích hợp.

3.2 Cơ chế giám sát đo lường, kiểm soát chặt chẽ hiệu suất, sức khỏe doanh nghiệp

Hệ thống giám sát quá trình làm việc của nhân sự dựa trên nhiệm vụ đưa ra từ đó đo lường và theo dõi tiến độ dự án. Đồng thời, công tác quản trị có trách nhiệm kiểm soát dòng tiền duy trì hoạt động doanh nghiệp khởi nghiệp.

3.3 Kịp thời thay đổi chiến lược để thích nghi bối cảnh

Bên cạnh việc tung ra sản phẩm chất lượng theo đúng kế hoạch, hiệu suất kinh doanh còn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường. Nhiệm vụ của hệ thống quản trị doanh nghiệp phải nghiên cứu tình hình thực tiễn để đưa ra chiến lược phòng ngừa được rủi ro.

tư vấn khởi nghiệp
Áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp để thay đổi chiến lược thích nghi bối cảnh

3.4 Giảm thiểu tối đa tổn thất và chi phí cơ hội do lựa chọn sai chiến lược. 

Việc triển khai chiến lược đưa ra vội vàng, thiếu sự đầu tư gây ra nhiều tổn thất cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Áp dụng hệ thống quản trị để phân tích ưu, nhược điểm của chiến lược ngay từ những bước đầu nhằm đưa ra phương án cải thiện kịp thời. Nhờ thế, các startup giảm thiểu được tổn thất về thời gian và chi phí vận hành.

Kết luận

Để nhận được trái ngọt trong xu hướng khởi nghiệp mạnh mẽ hiện nay, các startup cần xây dựng chiến lược rõ ràng, cụ thể đồng thời cần áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp đúng đắn vào thực tiễn. Việt Nam đang từng bước hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia khởi nghiệp mang đến nhiều cơ hội phát triển cho các startup.

Bài viết cùng danh mục


No Img